Tiêu thụ Cá_thịt_trắng

Trong vòng 20 năm, sản lượng nuôi cá thị trắng nước ngọt toàn cầu tăng trưởng nhanh chóng so với sản lượng từ khai thác. Trong giai đoạn 2008 – 2013, từng có một dự báo sản lượng cá thịt trắng khai thác toàn cầu sẽ tăng 4,6% so với cá nuôi nước ngọt. Thị trường tiêu thụ cá thịt trắng nhiều nhất là ở châu Âu. Nguồn cung cá thịt trắng khai thác tại EU đạt 2,9 triệu tấn, chiếm 20% thị phần thủy sản tại EU. Mức độ phục thuộc vào cá thịt trắng khai thác của EU rất cao vào khoảng 90%. Khoảng 20% của mức tăng này, tương đương với 20.000 tấn, là để bổ sung cho nhu cầu cá thịt trắng.

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng nuôi chính của thị trường EU cho sản phẩm cá philê đông lạnh. Các loài cá quan trọng khác đều từ nguồn khai thác như cá tuyết và haddock Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, cá minh thái Alaska, cá tuyết lục và cá hake. Tăng nhập khẩu cá tra là nguyên nhân chính giúp phát triển thị trường cá thịt trắng EU từ năm 2005 đến năm 2008. Giai đoạn này, nguồn cung cấp cá thịt trắng khai thác giảm. Sau lần sụt giảm năm 2009, nguồn cung cá thịt trắng khai thác bắt đầu tăng trong khi nhập khẩu cá tra chững lại.

Năm 2011, cá tuyết philê đông lạnh (Đại Tây Dương và Thái Bình Dương) và cá haddock có giá nhập khẩu cao nhất, trong khi cá hake miền Bắc, cá minh thái Alaska và cá tra là sản phẩm cá thịt trắng đông lạnh philê có giá thấp nhất. Do thị trường cá thịt trắng EU phụ thuộc nhiều vào nguồn cá thịt trắng nhập khẩu bên ngoài nên tỷ giá EUR/USD ảnh hưởng lớn đến sự biến động giá tại thị trường cá thịt trắng [2]. Cá minh thái Alaska là loài cá thịt trắng được nhập khẩu và tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường Đức trong năm 2013. Tiếp đến là cá tuyết cod vì nguồn cung nhiều, giá giảm[3].